0  Bình luận

Nguyên nhân thứ nhất của Trì hoãn: Thiếu đam mê

Như trong bài viết trước đã đề cập, nếu bạn muốn "trị" bệnh trì hoãn, bạn phải đi từ cái gốc rễ nguyên nhân của nó. Bài viết này chia sẻ với bạn nguyên nhân thứ nhất gây ra sự trì hoãn: Sự thiếu đam mê. Tại sao thiếu đam mê lại dẫn tới trì hoãn? Và làm thế nào bạn tìm được đam mê trong mục tiêu của mình?

More...


Đây là phần 3 trong series 5 phần về làm sao ngừng trì hoãn được đăng tại blog Personal Excellence. Series này rất hay nên Tú dịch ra để chia sẻ với các bạn. Nếu bạn mới bắt đầu đọc series này, hãy đọc phần 1 trước.

Tú có chỉnh sửa một số phần trình bày để phù hợp hơn. Bạn có thể đọc bản gốc tại đây.

Thiếu đam mê, nguyên nhân đầu tiên của sự trì hoãn

Sự trì hoãn xảy ra bởi vì có sự thiếu đam mê. Ví dụ, một người trì hoãn công việc của mình vì họ thiếu nhiệt huyết với nó. Một người trì hoãn việc tham dự một sự kiện networking vì họ không hứng thú với việc networking. 

Vậy bạn nên làm gì để có nguồn đam mê không ngừng? Có 3 bước để thực hiện điều này: 

  1. Khám phá LÝ DO LỚN của bạn. Hãy hỏi bản thân mình “Vì sao tôi muốn đạt được mục tiêu này?” Và LÝ DO LỚN mạnh mẽ nhất không phải đến từ lý trí, mà là từ cảm xúc. 
  2. Nhận ra hậu quả của việc không hành động. Tưởng tượng nếu bạn không hề có tiến triển gì trong mục tiêu này trong 10 năm tới. Cuộc đời bạn sẽ thế nào? Bạn sẽ cảm giác ra sao?
  3. Tạo ra tầm nhìn lý tưởng của bạn. Bạn mong muốn một hiện trạng lý tưởng như thế nào cho bản thân và cuộc đời của mình? Hãy hình dung ra một tầm nhìn mang lại cho bạn nguồn năng lượng và cảm hứng dồi dào để hành động. 

Tôi đã trì hoãn ở trường học thế nào ​​​​

Ghi chú: Đây là những trải nghiệm của tác giả bài viết (Celestine Chua), không phải của người dịch (Tú).

Tôi chán học

Khi tôi 15-16 tuổi, tôi không hứng thú với việc học. Tôi thích phát triển website hơn, đó là sở thích của tôi khi ấy. Trên trường, tôi hầu như chẳng chú ý hay đụng vào sách vở. Tôi không bao giờ chuẩn bị cho các kì thi. Có lúc tôi ghét trường lớp và tránh né nó tới mức giả bệnh! Khỏi phải nói, tôi học rất tệ so với những gì lẽ ra tôi có thể đạt được.

Vì học dở nên tôi bị bạn bè và mọi người kì thị, vì xã hội luôn dán nhãn mác lên bạn dựa vào con số trong học bạ của bạn. Khi tôi vào trung học, tôi tiếp tục chán ghét học tập. Trường trung học của tôi là một trường mới, và vì nó chưa có thứ hạng quốc gia, nơi đây được xem như một trong những trường trung học tệ nhất trong nước và chỉ những kẻ “bị ruồng bỏ” mới vào học.

Sự tập trung vào thứ hạng, điểm số và kết quả như vậy là một vấn đề dai dẳng nơi tôi sống. Họ gọi nó là một xã hội “trọng dụng nhân tài”, khi mà người ta cứ đánh giá nhau dựa vào kết quả, trong khi đó chỉ là một khía cạnh trong thành quả cá nhân.

Tôi chán việc trì hoãn

Vì tôi ghét cái cách mọi người điên cuồng vì điểm số, và học sinh hoá thành các "thây ma" - liên tục học hành, chán nản cuộc sống - tôi chống đối ý niệm học hành. Môi trường trong trường tôi cũng rất độc hại, tôi bị bao quanh bởi những bạn học và cả giáo viên tiêu cực. Tôi tiếp tục ghét và trì hoãn học hành.

Tuy nhiên, tôi cuối cùng chạm tới điểm mệt cả chính việc trì hoãn. Tôi nghĩ về những điều mình muốn trong cuộc sống này, Tôi nhận ra là nếu tôi ghét trường học đến vậy, tôi có thể đơn giản là nghỉ học. Uh thì, chắc chắn nó sẽ tạo ra một vết nhơ khủng khiếp. Uh thì, chắc chắn bố mẹ tôi sẽ giận tung nóc nhà và vô cùng thất vọng. Nhưng tôi luôn có lựa chọn bỏ học nếu tôi thật sự muốn thế. Và nếu như tôi đã lựa chọn không bỏ cuộc, vậy thì tại sao không làm tốt nhất, hơn là phí thời gian lêu lổng thế này.

Tôi tìm được đam mê trong việc học

Khi khám phá được LÝ DO LỚN của mình (hiểu rõ tại sao mình muốn học, chính là để sống cuộc đời tốt nhất của mình) và nhận ra hậu quả của việc không hành động (tiếp tục kéo đẩy trong tình trạng trì hoãn, lãng phí cuộc đời mình), tự nhiên tôi trở nên nhiệt huyết trong học tập.

Tôi không ép bản thân mình thích học, đơn giản là nhận ra vai trò của nó trong cuộc sống mình.

Tôi sau đó được nhận vào trường Đại Học quốc gia Singapore, khoa Kinh Doanh - một trong những trường kinh doanh hàng đầu ở Châu Á. Và bởi vì tôi có động lực tự nhiên cho học tập, tôi luôn chủ động trong học hành. Sự trì hoãn hầu như không phải là vấn đề, trừ những chủ đề mà tôi không hứng thú (như Tài Chính). Hầu như không có giây phút nào tôi muốn trốn tránh việc học.

Tôi khá là tận hưởng cuộc đời sinh viên của mình. Tôi nằm trong danh sách những học sinh giỏi nhất suốt các năm, và cuối cùng tốt nghiệp với bằng loại ưu trong Marketing. 

Lý do lớn nhất của sự trì hoãn

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến trì hoãn của đại đa số mọi người đó là không tìm ra được LÝ DO LỚN của họ.

Họ có thể nói là họ muốn đạt được X trong lý thuyết, nhưng không giải thích được chính xác tại sao họ muốn có nó. LÝ DO LỚN mạnh mẽ nhất không bao giờ là một lý do logic, mà là một lý do đến từ cảm xúc. Một lý do dội ra từ sâu trong trái tim của bạn, kích động bạn từ bên trong, ta tạo ra một quyết tâm sâu sắc nạp nhiên liệu để bạn tiến về phía trước.

Bạn phải đào sâu vào LÝ DO LỚN tận cùng của bạn, khai phá những lý do đích thực mà bạn muốn đạt được mục tiêu đó.

Phần tiếp

Khi bạn kết nối được với LÝ DO LỚN sâu thẳm nhất của bạn, sự trì hoãn hầu như không còn là vấn đề. Đó là khi bạn kết nối được với con người tuyệt đỉnh của bản thân - nguồn nhiên liệu đích thực đến mục tiêu của bạn.

Lúc này, nếu sự trì hoãn vẫn xảy ra, đó sẽ là do nỗi sợ - nguyên nhân cốt lõi thứ hai gây ra sự trì hoãn. 

Hãy đọc phần 4: Nguyên nhân thứ hai của Trì hoãn: Nỗi sợ hãi

Đây là phần 3 trong series 5 phần về làm sao ngừng trì hoãn. Nếu bạn mới bắt đầu, hãy đọc phần 1 trước.


Có thể bạn thích:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Vòng Tròn Cuộc Sống


Nhận NGAY quà tặng dành cho bạn

Đánh giá hiện trạng và lên kế hoạch cho cuộc đời mình.

>