0  Bình luận

Tại sao phải ngừng trì hoãn

Có điều gì bạn đang trì hoãn trong cuộc sống của bạn hiện nay không? Đó là gì? Nó liên quan đến công việc của bạn? Các mối quan hệ? Gia đình? Sức khỏe? Có một điều gì mà bạn lẽ ra nên làm trong cuộc sống của mình, nhưng bạn cứ lần lữa vì lý do này hay khác?

Có thể bạn nghĩ mình thật giỏi giang khi vừa trì hoãn công việc mà vẫn "kịp thời" hoàn thành trước deadline. Nhưng liệu sự trì hoãn đó mang lại cho bạn hiệu quả làm việc siêu tốc như vậy? Phần 1 trong chuỗi series về làm sao ngừng trì hoãn này sẽ chỉ rõ cho bạn cái lợi và hại của sự trì hoãn. Dù bạn có nhận ra hay chưa.

More...


Đây là phần 1 trong series 5 phần về làm sao ngừng trì hoãn được đăng tại blog Personal Excellence. Series này rất hay nên Tú dịch ra để chia sẻ với các bạn. Tú có chỉnh sửa một số phần trình bày để phù hợp hơn. Bạn có thể đọc bản gốc tại đây

Trì hoãn là tốt?

Vài người có thể không thấy sự trì hoãn như một vấn đề thật sự, bởi vì họ cảm thấy họ hưởng lợi từ sự trì hoãn đó. Ví dụ như khi bạn thành công tránh né một điều mà bạn đã trì hoãn lâu rồi. Hoặc bạn trì hoãn việc gì đó và bằng cách nào đó bạn vẫn có thể hoàn thành nào đúng hẹn, và có vẻ như bạn đã giảm thiểu thời gian dành cho nó. 

Nhưng trong khi bạn có thể nghĩ rằng sự trì hoãn có thể giúp bạn tốt hơn, sự thật không phải vậy. Đó chỉ là một ảo giác.

Ảo giác của sự trì hoãn

Kiểu như hôm nay là thứ hai và bạn có một báo cáo quan trọng phải hoàn thành vào thứ sáu. Báo cáo này là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong danh sách việc cần làm của bạn, nhưng bạn lại trì hoãn vì lượng nghiên cứu quá lớn phải thực hiện. Thay vì bắt tay vào làm việc, bạn dành 3 ngày tiếp theo cho những việc ít quan trọng hơn. 

Rồi, thứ năm đến và bạn phải làm báo cáo này. Bạn rơi vào tình thế “dầu sôi lửa bỏng”, vì có quá nhiều việc phải làm! Nói cho cùng thì đó chính là lý do bạn lần lữa ban đầu - vì có quá nhiều việc phải làm! Để kịp deadline, bạn phải thức trắng đêm. Sau khi đau đớn lê lết qua đêm dài, bạn cuối cũng cùng làm xong vào lúc 4 giờ sáng và kịp deadline thứ sáu.

Vậy cuối cùng thì, công việc cũng hoàn thành, báo cáo được nộp đúng hạn, và mọi thứ vẫn ổn.

Những "lợi ích ảo tưởng" về trì hoãn

Bạn có nhận thấy điều gì đã xảy ra? Việc mọi thứ cuối cùng cũng ổn khiến bạn nghĩ rằng sự trì hoãn không mang lại hậu quả xấu nào. Sự thật là, với bạn, nó có một số lợi ích ảo tưởng

  1. Để công việc vào phút cuối tạo cảm giác gấp rút và có vẻ như thúc đẩy hiệu suất của bạn, cho bạn kết-quả-trên-thời-gian-bỏ-ra cao hơn.
  2. Bạn trải nghiệm sự khuây khoả ngắn hạn khi không phải đụng tới bài báo cáo từ thứ hai đến thứ tư.
  3. Sự trì hoãn cuối cùng thì cũng không gây nguy hiểm gì cho bạn, vì bạn vẫn kịp deadline.

Mặt trái của trì hoãn

Nhưng khi bạn nhìn một cách tổng thể, sự trì hoãn gây ra những tác hại mà bạn không chú ý ngay lúc đó được:

  1. Thời gian của bạn từ thứ hai đến thứ tư không được sử dụng hiệu quả. Đáng ra, bạn muốn sắp xếp thời gian cho công việc dựa trên mức độ quan trọng của chúng. Công việc càng quan trọng, bạn nên dành càng nhiều thời gian cho chúng.  Dành thời gian chị những việc ít quan trọng hơn không mang lại cho bạn sự tăng cao trong giá trị, vì những công việc bạn là đã ít quan trọng hơn rồi. Một tỷ lệ tôi dùng là 80:20, trong đó tôi dành 80% cho những việc giá trị cao và 20% cho những việc giá trị thấp. 
  2. Sự bực tức không đáng có (ý thức hay vô thức) từ việc tránh né công việc. Bạn càng kéo dài công việc, bạn càng nhận nhiều lo lắng, so với chuyện bạn đối diện thẳng với công việc đó. Sự lo lắng này là không cần thiết. Không chỉ thế, nhưng sự tránh bé liên tục này tạo nên một hình ảnh méo mó răng công việc ấy với cùng đáng sợ trong tâm trí bạn, so với sự thật về nó. Cuối cùng thì bạn có một nỗi sợ phóng đại không căn cứ đối với công việc mà bạn cần làm. 
  3. Và thường là, kết quả cuối cùng nằm dưới mức khả năng thật sự của bạn, bởi vì khi cố hoàn thành mọi thứ vào phút cuối, bạn không có đủ thời gian để tạo ra kết quả tốt nhất mình có thể.

Tại sao phải ngừng trì hoãn

Ba điều tiêu cực kể trên đối nghịch với ba lợi ích ảo tưởng Khi bạn so sánh chúng, cái hại vượt xa cái lợi ảo giác của sự trì hoãn. Bạn không chỉ làm việc kém hiệu quả hơn, mà còn trải nghiệm sự lo lắng không đáng có và tạo ra một kết quả dưới mức năng lực thật của bạn.

Sự trì hoãn đặt bạn ở một vị thế tệ hơn nhiều so với việc bạn không trì hoãn. Như tôi đã nói trước đây, sự tránh né không mang bạn đến gần hơn với những gì bạn muốn. Trì hoãn chính là một dạng tránh né.

Vì vậy, nếu đôi khi bạn trì hoãn những mục tiêu và nhiệm vụ của mình, đây là thời điểm để giải quyết nó và ngừng lãng phí cuộc đời mình. Nó giống như bạn đang mộng du trong đời mình vậy. 

Phần tiếp

Tiếp tục ở phần 2, tôi sẽ chia sẻ với bạn tại sao những cách thông thường để giải quyết sự trì hoãn không hiệu quả và 2 nguyên nhân cốt yếu gây ra trì hoãn.

Đọc phần 2: Trì hoãn - Triệu chứng của một vấn đề ẩn sâu.

Đây là phần 1 trong series 5 phần về làm sao ngừng trì hoãn.


Có thể bạn thích:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Vòng Tròn Cuộc Sống


Nhận NGAY quà tặng dành cho bạn

Đánh giá hiện trạng và lên kế hoạch cho cuộc đời mình.

>